image banner
Vi du the marquee trong HTML Nhiệt liệt chào mừng 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2024) và 138 năm ngày Quốc tế Lao động 01/5/2024!
Tin mới
Thống kê truy cập
  • Đang online: 11
  • Hôm nay: 31
  • Trong tuần: 307
  • Tất cả: 92,704
Đăng nhập
TỔ KHOA HỌC TỰ NHIÊN - CÔNG NGHỆ TỔ CHỨC CHUYÊN ĐỀ MÔN TOÁN HỌC 8
SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH ĐI LÊN ĐỂ HƯỚNG DẪN HS GIẢI TỐT BÀI TẬP CHƯƠNG I: “TỨ GIÁC”  MÔN HÌNH 8 

         Vừa qua, nhóm Toán - Tin, tổ Khoa học tự nhiên và công nghệ trường THCS Trần Văn Phán đã tổ chức chuyên đề Sử dụng phương pháp phân tích đi lên để hướng dẫn hs  giải tốt bài tập chương I: “tứ giác” môn Hình học 8, Cô Võ Hồng Nhiên đã chia sẽ kinh nghiệm bản thân cùng với tổ chuyên môn

anh tin bai

Cô Võ Hồng Nhiên trình bày chuyên đề

          Nội dung chuyên đề của chuyên đề của cô Nhiên đã được Ban Giám hiệu và các đồng nghiệp trong Tổ Khoa học tự nhiên đánh giá cao về nội dung, phương pháp, cách trình bày khoa học và sáng tạo.

         Nội dung chính của chuyên đề:

Muốn sử dụng tốt phương pháp phân tích đi lên, giáo viên yêu cầu các em  ghi nhớ lý thuyết một cách logic và lâu quên. Vì vậy khi giảng dạy, giáo viên  không chỉ truyền thụ kiến thức, mà cần giúp các em ghi nhớ tốt kiến thức đó. 

Để giúp các em khắc sâu các tính chất, các dấu hiệu nhận biết các hình, giáo  viên nên cho các em ghi nhớ bằng lời và thông qua hình vẽ trực quan các hình, và quy về ba yếu tố : Về cạnh, về góc, về đường chéo. Tức là cho các em tự đặt câu  hỏi và tự trả lời như sau: Về cạnh có những tính chất nào? Về góc có những tính  chất nào? Về đường chéo có những tính chất nào? Về cạnh có những dấu hiệu nào?  Về góc có những dấu hiệu nào? Về đường chéo có những dấu hiệu nào? Điển hình  các ví dụ sau:  

Ví dụ 1: Hình bình hành  

* Tính chất: Khi bài toán cho hình bình hành ABCD, các em phải hiểu là  cho những tính chất sau: 

+ Về cạnh: Các cạnh đối song song: AB // CD, AD // BC 

+ Các cạnh đối bằng nhau: AB = CD, AD = BC 

+ Về góc: …………. 

+ Về đường chéo: Hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường: AO = OC, BO = OD 

* Dấu hiệu nhận biết hình bình hành: 

+ Về cạnh:  

- Tứ giác có các cạnh đối song song là hình bình hành: AB // CD, AD // BC - Tứ giác có các cạnh đối bằng nhau là hình bình hành: AB = CD, AD = BC - Tứ giác có hai cạnh đối song song và bằng nhau là hình bình hành AB // CD,  AB = CD (Hoặc: AD // BC, AD = BC) 

+ Về góc: ……………… 

+ Về đường chéo: Tứ giác có hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của  mỗi đường: AO = OC, BO = OD 

“Khi hướng dẫn HS phân tích bài toán bằng phương pháp phân tích đi lên, đa  số các em giải tốt bài tập hình: Chứng minh tứ giác là hình bình hành, hình chữ  nhật, hình thoi, hình vuông, và các bài toán lên quan đến tứ giác. Các em có kỹ  năng cơ bản phân tích bài toán, và thấy được mối liên hệ giửa các kiến thức với  nhau, và là nền tảng để giải tốt các chương tiếp theo của hình học 8; 9. Đặc biệt  các em được tiếp xúc và giải được phong phú các dạng bài tập hình. Từ đó các em  có phương pháp phân tích hợp lí để tìm nhanh lời giải cho nhiều bài toán khác, các  em phát triển ý thức cao trong học tập, dẫn đến phát triển năng lực tự học, tự  nghiên cứu” - Cô Nhiên Chia sẽ thêm.

 

Tác giả: Tổ Khoa học tự nhiên và Công nghệ

2022 © Trường THCS Trần Văn Phán
Địa chỉ: Ấp Chà Là, Xã Trần Phán, Đầm Dơi, Cà Mau
Điện thoại: 07803851054
Email: c2tranphan.pgddamdoi@camau.edu.vn

Đăng nhập hệ thống