05/04/2025
TỔ KHXH TỔ CHỨC SHCM THEO NCBH TIẾT DẠY LỊCH SỬ LỚP 6A7
Chiều
ngày 04 tháng 4 năm 2025, Tổ Khoa học Xã hội Trường THCS Trần Văn Phán đã tổ
chức buổi sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học (NCBH) với nội
dung dự giờ tiết dạy môn Lịch sử lớp 6A7. Tiết học do thầy Nguyễn Văn Trung –
giáo viên Lịch sử của tổ thực hiện, giảng dạy bài 18 “Các cuộc đấu tranh
giành độc lập dân tộc trước thế kỉ X”.
![]()
Buổi
sinh hoạt chuyên môn diễn ra trong không khí nghiêm túc, cởi mở và mang tính
học hỏi cao. Trong tiết dạy, thầy Nguyễn Văn Trung đã sử dụng linh hoạt các phương
pháp dạy học tích cực như thảo luận nhóm, trình bày ý kiến cá nhân, kết hợp với
việc sử dụng hình ảnh tư liệu lịch sử và lược đồ trực quan sinh động. Nhờ đó,
học sinh không chỉ nắm được kiến thức cơ bản về các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu
thời Bắc thuộc mà còn bước đầu hình thành được tư duy lịch sử, nhận thức được
truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm của cha ông ta.
Ở
hoạt động khởi động, học sinh hào hứng tham gia trò chơi “Ai nhanh – ai đúng”
để đoán tên các cuộc khởi nghĩa qua hình ảnh, tạo không khí tích cực cho tiết
học. Trong hoạt động hình thành kiến thức, học sinh làm việc theo nhóm nhỏ để
phân tích từng cuộc đấu tranh như khởi nghĩa Hai Bà Trưng, khởi nghĩa Bà Triệu,
khởi nghĩa Lý Bí,… Mỗi nhóm trình bày kết quả bằng sơ đồ tư duy, bản đồ tư liệu
hoặc tiểu phẩm ngắn, thể hiện được sự sáng tạo và hiểu bài sâu sắc.
Đặc
biệt, phần thảo luận “Nếu em là người dân thời Bắc thuộc” đã giúp học sinh hóa
thân vào nhân vật lịch sử, bày tỏ suy nghĩ và cảm xúc của mình, từ đó nâng cao
khả năng giao tiếp, thuyết trình và đồng cảm với lịch sử dân tộc. Ở hoạt động
luyện tập – vận dụng, học sinh được mời chia sẻ những liên hệ thực tiễn như:
“Lòng yêu nước ngày nay cần thể hiện như thế nào?”, tạo điều kiện để các em gắn
kết kiến thức lịch sử với thực tiễn cuộc sống.
![]()
Sau
phần dự giờ, tổ chuyên môn sẽ cùng nhau thảo luận, trao đổi, phân tích sâu sắc
về nội dung bài học, phương pháp tổ chức lớp học cũng như cách thức dẫn dắt học
sinh tiếp cận kiến thức. Các thành viên trong tổ sẽ đánh giá lại sự thiết kế
xây dựng bài dạy, đồng thời cũng đưa ra những góp ý thiết thực nhằm hoàn thiện
hơn nữa tiến trình tổ chức hoạt động dạy học, nhất là ở khâu khai thác tư duy
phản biện của học sinh và kết nối liên hệ thực tiễn.
Buổi
sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học lần này đã góp phần nâng cao
chất lượng chuyên môn trong tổ, tạo điều kiện để giáo viên học hỏi lẫn nhau, từ
đó đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực cho
học sinh – đúng theo tinh thần Chương trình Giáo dục phổ thông 2018.
Tác giả: Xuân Bảo