TỔ KHXH TRIỂN KHAI CHUYÊN ĐỀ “MỘT SỐ BIỆN PHÁP GÓP PHẦN XÂY DỰNG LỚP HỌC HẠNH PHÚC”
Ngày 11 tháng 1
năm 2025, tổ Khoa học xã hội Trường THCS Trần Văn Phán đã tổ chức triển khai
chuyên đề với chủ đề "Một số biện pháp xây dựng lớp học hạnh
phúc". Chuyên đề được thực hiện bởi cô Đỗ Hồng Hạnh – một giáo
viên tâm huyết và giàu kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm và giảng dạy.

Buổi chuyên đề có
sự tham dự của các thầy cô giáo trong tổ Khoa học xã hội. Đây là dịp để các
thầy cô chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi những phương pháp mới, giúp nâng cao hiệu
quả giảng dạy và xây dựng môi trường học tập tích cực cho học sinh.
Trong phần trình
bày, cô Đỗ Hồng Hạnh đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tạo dựng không gian
lớp học hạnh phúc, nơi học sinh cảm thấy an toàn, thoải mái và tràn đầy cảm
hứng học tập. Cô cũng chia sẻ các biện pháp thiết thực như:
- Qua các hoạt
động trò chuyện, lắng nghe và hỗ trợ kịp thời, giáo viên sẽ trở thành người
đồng hành gần gũi với học sinh. Mối quan hệ thân thiện giữa giáo viên và học
sinh đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng một môi trường học đường tích
cực, lành mạnh và hiệu quả. Đây không chỉ là yếu tố thúc đẩy kết quả học tập mà
còn góp phần định hình nhân cách và cảm xúc của học sinh.

- Sự hợp tác và
chia sẻ giữa các học sinh không chỉ giúp tạo nên môi trường học tập năng động,
tích cực mà còn khuyến khích tinh thần đoàn kết, trách nhiệm và hỗ trợ lẫn
nhau. Các trò chơi nhóm, bài tập thảo luận giúp học sinh phát huy tinh thần
đoàn kết, hỗ trợ lẫn nhau.
- Đổi mới phương
pháp giảng dạy không chỉ giúp nâng cao chất lượng giáo dục mà còn tạo động lực
học tập, phát triển tư duy sáng tạo và kỹ năng sống cho học sinh. Tích hợp các
yếu tố nghệ thuật, công nghệ và kỹ năng sống vào bài giảng, tạo sự hứng thú và
đa dạng trong học tập.

- Thành lập kênh
tư vấn tâm lý trong nhà trường, nơi học sinh có thể chia sẻ các vấn đề tâm lý,
cảm xúc và nhận được sự hướng dẫn từ đội ngũ tư vấn viên hoặc giáo viên có
chuyên môn. Đây là biện pháp quan trọng giúp học sinh vượt qua các khó khăn
trong học tập và cuộc sống, từ đó duy trì trạng thái tinh thần tích cực.

- Việc tạo động
lực cho học sinh tham gia các kỳ thi không chỉ là nhiệm vụ của giáo viên mà còn
cần sự phối hợp từ phía nhà trường và phụ huynh. Một khi học sinh cảm nhận được
sự đồng hành, khích lệ và hỗ trợ, các em sẽ tự tin hơn để vượt qua thử thách,
phát huy tối đa khả năng và đạt được những thành tựu đáng tự hào.

Sau phần trình
bày, các thầy cô đã cùng thảo luận, đóng góp ý kiến và chia sẻ thêm nhiều giải
pháp sáng tạo nhằm áp dụng hiệu quả vào thực tế, đồng thời khuyến khích giáo viên tiếp tục
nghiên cứu, áp dụng các biện pháp mới để xây dựng môi trường học đường hạnh
phúc, thân thiện.
Chuyên đề không
chỉ là cơ hội để nâng cao chất lượng giáo dục mà còn góp phần quan trọng trong
việc phát triển nhân cách toàn diện cho học sinh, hướng đến mục tiêu xây dựng
những thế hệ học sinh tự tin, tích cực và yêu thương lẫn nhau.